Hồ sơ bệnh án, thông tin cung cấp, hội chẩn, quỹ hỗ trợ KCB

1. Hồ sơ bệnh án

LUẬT KCB số 15/2023/QH15
Điều 69. Hồ sơ bệnh án
1. Người bệnh điều trị nội trú, điều trị ban ngày và điều trị ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được lập, cập nhật hồ sơ bệnh án.
Hồ sơ bệnh án được lập bằng giấy hoặc bản điện tử có giá trị pháp lý như nhau. Mẫu hồ sơ bệnh án và mẫu bản tóm tắt hồ sơ bệnh án do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
2. Hồ sơ bệnh án phải được lưu giữ.
3. Việc khai thác hồ sơ bệnh án đang trong quá trình điều trị được thực hiện như sau:
4. Việc khai thác hồ sơ bệnh án đã hoàn thành quá trình điều trị và được chuyển lưu trữ được thực hiện như sau:
d) Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 8 của Luật này được đọc, xem, sao chụp, ghi chép hồ sơ bệnh án và được cung cấp bản tóm tắt hồ sơ bệnh án khi có yêu cầu bằng văn bản;
đ) Người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a và điểm d khoản 2 Điều 8 của Luật này được cung cấp bản tóm tắt hồ sơ bệnh án khi có yêu cầu bằng văn bản.
Điều 8. Người đại diện của người bệnh
1. Một người bệnh chỉ có một người đại diện tại một thời điểm.
2. Người đại diện của người bệnh phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, bao gồm:
a) Người do người bệnh là người thành niên tự lựa chọn;
c) Người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật của người bệnh theo quy định của Bộ luật Dân sự;
d) Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc người được pháp nhân phân công mà pháp nhân đó chịu trách nhiệm quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng người bệnh theo quy định của Bộ luật Dân sự;
đ) Người không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này nhưng tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của người bệnh theo quy định của Bộ luật Dân sự.
3. Việc thay thế người đại diện được thực hiện như sau:
a) Trường hợp thay thế người đại diện quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì phải có xác nhận của người bệnh;

Như vậy, khách có quyền được tự mình sao chụp hồ sơ bệnh án, và được cung cấp thêm bản tóm tắt hồ sơ bệnh án khi có yêu cầu. Ngoài ra, người đại diện theo ủy quyền cũng được quyền trên, nhưng người đại diện thì lại không được sao chụp mà chỉ được bản tóm tắt.

2. Thông tin cung cấp

Căn cứ khoản 1 Điều 69 Luật KCB 2023: "Mẫu hồ sơ bệnh án và mẫu bản tóm tắt hồ sơ bệnh án do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành" và Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28/10/2001 về mẫu hồ sơ bệnh án (được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 50/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 và Quyết định số 3730/QĐ-BYT ngày 05/8/2021) Mục lục: "Hướng dẫn ghi và mã các thông số hồ sơ bệnh án", file "Hướng dẫn ghi" quy định 28 mục bao gồm:

1. Họ và tên: Ghi đầy đủ (viết chữ in hoa có dấu).
2. Sinh ngày: Ghi đầy đủ ngày, tháng và năm sinh. Nếu người bệnh không nhớ ngày, tháng, năm sinh mà chỉ nhớ tuổi thì ghi tuổi vào 2 ô tuổi.
3. Giới: Đánh dấu nhân (x) vào ô tương ứng.
4. Nghề nghiệp: Ghi rõ làm nghề gì như công nhân, cán bộ công nhân viên chức, nông dân, học sinh, sinh viên...
5. Dân tộc: Ghi rõ dân tộc gì, mã dân tộc.
6. Ngoại kiều: Nếu là người nước nào thì ghi tên nước đó.
7. Địa chỉ: Ghi đầy đủ số nhà, thôn, phố, xã, phường, huyện, thị, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
8. Nơi làm việc: Tên cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, lực lượng vũ trang...

LUẬT KCB số 15/2023/QH15
Điều 40. Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh
Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
1. Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
2. Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;
3. Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;
4. Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;
5. Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 của Luật này không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Như vậy, khách cần cung cấp họ tên, tuổi, nghề nghiệp (hưu trí), địa chỉ (thôn, xã, huyện, tỉnh). Không quy định cung cấp SĐT, CCCD.

Nếu nhớ thì có thể cung cấp thêm: 1. Quá trình bệnh lý; 2. Tiền sử bệnh (Bản thân, Gia đình).

Nếu cụ thể hơn, thì ở Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT, file "Phần 1" ban hành 24 mẫu, trong đó:
-  Da liễu (Mẫu 8)
-  Nội khoa (Mẫu 1)
-  RHM (Mẫu 14, 21-Ngoại trú)
-  TMH (Mẫu 15, 22-Ngoại trú)

Bệnh viện chỉ được từ chối KCB khi khách yêu cầu phương pháp KCB không phù hợp về chuyên môn kỹ thuật, không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, xâm phạm thân thể của người hành nghề.

3. Hội chẩn

LUẬT KCB số 15/2023/QH15
Điều 2. Giải thích từ ngữ
16. Hội chẩn là việc thảo luận giữa một nhóm người hành nghề về tình trạng bệnh của người bệnh để chẩn đoán và đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp, kịp thời.
Điều 64. Hội chẩn
1. Việc hội chẩn được thực hiện khi bệnh vượt quá khả năng chẩn đoán và điều trị của người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đã điều trị nhưng bệnh không có tiến triển tốt hoặc có diễn biến xấu đi. Kết quả hội chẩn phải được thể hiện bằng văn bản và được lưu trữ trong hồ sơ bệnh án.
2. Các hình thức hội chẩn bao gồm:
a) Hội chẩn khoa, liên khoa và toàn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Hội chẩn giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong nước; giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong nước và nước ngoài;
c) Hội chẩn khác.
3. Các phương thức hội chẩn bao gồm:
a) Hội chẩn trực tiếp;
b) Hội chẩn từ xa.
4. Trên cơ sở kết quả hội chẩn, người hành nghề trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh đưa ra quyết định chẩn đoán, điều trị phù hợp cho người bệnh.

Như vậy, nếu đã điều trị nhưng bệnh không có tiến triển thì yêu cầu hội chẩn toàn cơ sở.

4. Quỹ hỗ trợ KCB

LUẬT KCB số 15/2023/QH15
Điều 111. Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh
1. Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh được thành lập để hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh có hoàn cảnh khó khăn hoặc không có khả năng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh; chi trả cho các trường hợp rủi ro nghề nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh và các hoạt động khác phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, nếu khách thiếu khả năng chi trả chi phí KCB thì quỹ hỗ trợ.

Pinklaw Vietnam